ISO/IEC 17025 – Tiêu chuẩn quốc tế về yêu cầu chung đối với năng lực của phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn
Trong nền kinh tế thị trường vấn đề chất lượng hàng hóa, dịch vụ là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp vì vậy việc xây dựng, đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng (ISO) là điều tối quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ. Công ty luật là sự lựa chọn hoàn hỏa của Quý khách hàng trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn ISO.
I. CÁC TIÊU CHUẨN ISO ĐƯỢC MKLAW FIRM TRIỂN KHAI TƯ VẤN
– ISO 9002:2008 | Quality Management System (QMS) – Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế áp dụng cho Hệ thống quản lý
– ISO ISO 14000 | Environmental Management System (EMS) – Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế áp dụng cho vấn đề vệ sinh môi trường


– ISO 13485: 2003 | Medical Devices QMS – Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế áp dụng cho các thiết bị và dụng cụ y tế
– OHSAS/ISO18001 | Occupation Health and Safety Management System – Tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
– SA 8000 | Social Accountability – Tiêu chuẩn quốc tế về các yêu cầu quản lý trách nhiệm xã hội
– ISO/TS 16949:2002 | Automotive QMS – Tiêu chuẩn quốc tế áp dung đối với các nhà sản xuất và cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô
– ISO 27001 | Information Security Management System – Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống bảo mật thông tin
– HACCP | Hazard Analysis Critical Control Point – Tiêu chuẩn quốc tế về phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm trọng yếu đối với sản phẩm thực phẩm
– BRC | Global Food Standard – Là tiêu chuẩn thực phẩm do BRC (hiệp hội các nhà bán lẻ tại Anh Quốc) ban hành
– IFS | International Food Standard – Là tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế do Hiệp hội các nhà bán lẻ tại Đức và Pháp ban hành
– GMP – Các tiêu chuẩn về thực hành sản xuất tốt áp dụng cho các ngành thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm được ban hành bởi Cục thực phẩm và dược phẩm Mỹ
– CMM – Mô hình đánh giá năng lực sản xuất phần mềm do Viện Kỹ thuật phần mềm Mỹ ban hành
– ISO/IEC 17025 – Tiêu chuẩn quốc tế về yêu cầu chung đối với năng lực của phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn
– Six Sigma – Hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê.
II. QUY TRÌNH TƯ VẤN ISO CỦA CÔNG TY LUẬT
1. Giai đoạn 1: Khảo sát
Chuyên gia tư vấn phỏng vấn các nhân viên phụ trách các phòng ban, tìm hiểu hoạt động quản lý hiện tại
Chuyên gia tư vấn lập Báo cáo khảo sát và lập Kế hoạch dự án nêu rõ tình trạng quản lý hiện tại của Doanh nghiệp so với yêu cầu của tiêu chuẩn và các công việc cần thực hiện để đáp ứng tiêu chuẩn.
2. Giai đoạn 2: Đào tạo nhận thức
Khoá 1: Nhận thức chung về quản lý chất lượng và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Khoá 2: Phương pháp soạn thảo hệ thống tài liệu
– Các loại tài liệu cần thiết cho mỗi hệ thống
– Hình thức và nội dung cần thiết
– Phương pháp quản lý tài liệu
3. Giai đoạn 3: Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu
Chuyên gia tư vấn sẽ:
Hướng dẫn phân tích hoạt động của Doanh nghiệp để phát triển các lĩnh vực/công đoạn chưa được kiểm soát hoặc kiểm soát chưa tố
Hướng dẫn cách kiểm soát đối với những vấn đề được phát hiện
Hướng dẫn cách văn bản hóa các quy định để kiểm soát các vấn đề được phát hiện
Kiểm tra sự phù hợp của hệ thống tài liệu do Doanh nghiệp soạn thảo so với tiêu chuẩn
4. Giai đoạn 4: Tư vấn áp dụng hệ thống
Chuyên gia tư vấn sẽ:
· Hướng dẫn kiểm soát việc phân phối hệ thống tài liệu đến các bộ phận/cá nhân có liên quan
· Hỗ trợ giải thích các nội dung của các quy định đến các bộ phận/cá nhân liên quan
· Hướng dẫn việc điều chỉnh hệ thống tài liệu cho phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp
· Hướng dẫn các phòng ban đơn vị áp dụng tài liệu vào hoạt động thực tế và lưu hồ sơ.
5. Giai đoạn 5: Đào tạo Đánh giá viên nội bộ
Khoá 3: Đào tạo đánh giá viên nội bộ
· Phương pháp tổ chức cuộc đánh giá
· Các bước đánh giá
· Các kỹ năng đánh giá
· Khắc phục sau đánh giá
· Kỹ năng làm việc nhóm
6. Giai đoạn 6: Đánh giá nội bộ
Chuyên gia tư vấn sẽ:
· Đánh giá hệ thống quản lý đã được xây dựng của Doanh nghiệp
· Hướng dẫn/Chuyển giao các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ Đánh giá viên của Công ty
· Hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục những điểm còn thiếu sót trong quá trình thực hiện hệ thống. Từng bước hoàn thiện mức độ áp dụng hệ thống đã được xây dựng.
7. Giai đoạn 7: Đánh giá chứng nhận
· Hướng dẫn Doanh nghiệp hiểu phương pháp đánh giá của chuyên gia chứng nhận
· Hỗ trợ giải thích các vấn đề nảy sinh trong quá trình đánh giá chứng nhận
· Mời bên thứ ba vào đánh giá chứng nhận. Bên tư vấn sẽ trả chi phí đánh giá cho tổ chức chứng nhận để Công ty có chứng chỉ. Hướng dẫn Công ty trong việc thực hiện đáp ứng các yêu cầu về đánh giá giám sát hàng năm. Chứng chỉ ISO sau khi nhận sẽ có giá trị trong 03 năm và sau mỗi năm tổ chức chứng nhận sẽ quay lại tổ chức đánh giá giám sát 01 lần để hỗ trợ Công ty trong việc duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng. Mặt khác để đảm bảo rằng hệ thống vẫn được vận hành đáp ứng đúng và đủ yêu cầu. Sau 03 năm chứng chỉ ban đầu hết hiệu lực tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá và cấp chứng chỉ mới.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách!
Trân trọng./.