Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và mã số hải quan cho doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Thành lập doanh nghiệp- Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập thuận lợi, an toàn và hợp pháp Công ty luật cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp như : Công ty cổ phần – Công ty TNHH – Doanh nghiệp tư nhân – Thành lập tập đoàn kinh tế/Tổng công ty…
1. Quy trình tư vấn thành lập doanh nghiệp:
– Tiếp nhận yêu cầu tư vấn thành lập doanh nghiệp của khách hàng bằng các hình thức như: qua Email, điện thoại, Fax…hoặc tư vấn trực tuyến qua Tổng đài tư vấn pháp luật.
– Gửi yêu cầu cung cấp thông tin, báo giá dịch vụ tư vấn và hợp đồng dự thảo.


– Tư vấn trực tiếp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động thành lập doanh nghiệp;
– Ký kết hợp đồng và thực hiện công việc đại diện theo ủy quyền;
2. Nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp:
2.1 Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp:
Nhằm trang bị cho khách hàng những kiến thức cơ bản của pháp luật về:
+ Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…) và các quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp.
+ Tư vấn về đặt tên doanh nghiệp (Tra cứu khả năng đăng ký tên doanh nghiệp) và tư vấn về đăng ký bảo hộ và thiết kế logo (Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa);
+ Tư vấn lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh (phù hợp với quy định của pháp luật về việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề yêu cầu chứng chỉ…);
+ Tư vấn về đăng ký thành viên/Cổ đông sáng lập phù hợp với Quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của công ty;
+ Tư vấn đăng ký vốn điều lệ/Vốn pháp định theo Quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của luật chuyên ngành.
+ Tư vấn về tỷ lệ, phương thức góp vốn và các vấn đề khác liên quan
+ Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội doanh nghiệp: Mô hình tổ chức và hoạt động, phương thức quản lý và điều hành, quyền và nghĩa vụ các cổ đông…;
+ Tư vấn pháp luật về thuế (Kê khai, quyết toán thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…);
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ được hoàn thiện ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ các thông tin chính xác và hợp pháp của khách hàng, bao gồm: Biên bản thỏa thuận trước khi thành lập doanh nghiệp giữa thành viên/cổ đông sáng lập; Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp; Danh sách thành viên/Cổ đông sáng lập của doanh nghiệp; Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; Giấy ủy quyền của doanh nghiệp và các giấy tờ khác liên quan.
2.2. Thực hiện các công việc theo uỷ quyền:
Công ty luật thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký thành lập doanh nghiệp với những nội dung công việc thực hiện cụ thể:
+ Soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu;
+ Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;
+ Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
+ Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Nhân viên Công ty luật sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD để thực hiện công việc trên);
+ Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan có thẩm quyền;
+ Nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và Dấu công ty (Nhân viên công ty luật sẽ cùng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD để thực hiện công việc trên);
+ Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và mã số hải quan cho doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

3. Tư vấn pháp luật sau khi thành lập doanh nghiệp:
Công ty luật hỗ trợ và tư vấn cho Quý khách hàng cụ thể các vấn đề sau:
– Tư vấn pháp luật thường xuyên sau thành lập: Tư vấn về Quản trị doanh nghiệp; tư vấn thuế; tư vấn xây dựng phát triển thương hiệu…và mọi vấn đề pháp lý khách phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
+ Cung cấp miễn phí mọi văn bản pháp luật bằng tiếng việt và tiếng anh qua Email;
+ Soạn thảo hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, Chứng nhận sở hữu cổ phần, Sổ cổ đông, Thông báo lập sổ cổ đông…;

4. Văn bản pháp luật về thành lập doanh nghiệp:
– Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 của Quốc hội
– Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc hội;
– Nghị định số 43/2010/NÐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư số 14/2010/TT-BKH quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Thay thế bởi thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
– Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
– Quyết định số 337/QĐ-BKH về việc ban hành quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;