Đơn tố giác có thể được gửi đến cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác.
Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tháng 1 năm 2015 do quen bết anh T nhà ở Từ Liêm nên khi anh T hỏi vay 20 triệu để chữa bệnh cho vợ tôi đã cho anh T vay tiền tại nhà riêng của tôi ở phố Lạc Trung. Sau đo 2 tháng tôi có gọi điện và nhắn tin để lấy lại tiền theo hẹn thì anh T nói hiện do 2 vợ chồng đều mắc bệnh nặng nên không có tiền trả cho tôi.
Đến nay tháng 6/2015 anh Toàn vẫn chưa trả tiền vay của tôi. Việc anh T vay tiền của tôi chỉ có tôi và anh T biết, không viết giấy vay tiền. Vậy tôi có thể kiện anh Toàn về tội lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không ?
Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Hình sự 1999
– Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2009
– Bộ luật hình sự năm 2015
2. Nội dung trả lời:
Điều 140 BLHS quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Như vậy, sau khi vay, mượn, thuê tài sản của người khác, người phạm tội phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản đó và mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, thì mới đủ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Các hành vi đó được giải thích như sau:
– Dùng thủ đoạn gian dối: sau khi đã nhận được tài sản, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý; về thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như đối với thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản: Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản ( ý thức chiếm đoạt tài sản ) thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của người phạm tội phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, nếu người phạm tội bỏ trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
– Sử dụng tài sản đó và mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản: Nếu người phạm tội không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản nhưng lại dùng tài sản đó (tài sản nhận từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản một cách hợp pháp) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thực tiễn xét xử chỉ coi những trường hợp dùng tài sản vào việc thực hiện tội phạm mới là bất hợp pháp với ý nghĩa là dấu hiệu cấu thành tội phạm như: dùng tiền vay được để hối lộ, để buôn lậu, để mua bán hàng cấm, để mua bán ma tuý,… Ngoài ra, trong một số trường hợp do làm ăn thua lỗ đã mất khả năng thanh toán, nhưng vẫn tiếp tục vay mượn tiền hoặc tài sản rồi dùng tiền hoặc tài sản đó trả nợ cũ, hoặc dùng tài sản vay được ăn tiêu, mua sắm vật dụng trong gia đình, mua đất xây nhà… Nếu không dùng tài sản vào mục phạm tội mà dùng vào mục đích bất hợp pháp khác thì phải xem xét đánh giá từng trường hợp cụ thể, để xác định hành vi đó đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa. Và cũng cần phân biệt, dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp với việc sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thoả thuận khi vay, mượn.
Có thể thấy, trong trường hợp này có dấu hiệu tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (T vay nợ và lấy lý do bệnh nặng không có tiền để cố ý trốn tránh nghĩa vụ trả nợ). Do vậy, bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm đối với hành vi của T. Đơn tố giác có thể được gửi đến cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác.
Do trường hợp của bạn có dấu hiệu tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bởi vậy cần trải qua quá trình xác minh của Cơ quan điều tra. Nếu hành vi của T không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bạn sẽ có quyền khởi kiện đòi lại tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự. Đơn khởi kiện vụ án dân sự được gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi T cư trú.
About The Author: VDD Lawyers
More posts by VDD Lawyers