[TIẾNG VIỆT BÊN DƯỚI]

In 2017, the number of judgments and decisions related to marriage and family published on the website of the announcement of the judgments and decisions of the People of Court is 22,146. However, this number increased up to 89,456 in 2018. In just one year, the ratio of judgments and decisions increased by 403.9% – an alarming rate. And one of the most concerned problems related to marriage and family disputes is the division of common property of husband and wife.

In order to reduce the number of disputes related to such problem, the Law on Marriage and Family 2014 stipulated about the division of common property of husband and wife during the marriage period. However, in fact, just a few cases implemented this regulation. So, a question arises: “Should the couple make an agreement to divide the common property of husband and wife during the marriage period ?”
We should take note of the pros and cons of the common property division during the marriage period in order to make the right decision.

Pros:

(*) The division of property during the marriage period shall not affect the marital status of the couple;

(*) The property shall be unified and clearly divided according to the will of husband and wife;

(*) The spouse can freely decide their own assets in regard to the investment, business as well as other aspects;

(*) Provide protection for one spouse in case another spouse having acts to dissipate assets;

(*) Reducing workload for the Court, and at the same time, such agreement shall be the evidence in order to consider in the process of settling the relevant disputes (if any).

Cons:

The division of common property during the marriage period will encounter many conflicting opinions, and it will affect the psychology and emotion of the couples. The main reason probably is the culture and ideology closed minds, and the rigid rules that deeply exist in the subconscious of most Vietnamese people.

However, this regulation will be an inevitable trend due to the growing society, ideology is gradually changing and everything could happen in an unforeseen way. Therefore, learning about how to implement this regulation in life is an extremely necessary matter.
———————————————–
For more information, please contact us:
Address: VDD LAWYERS – 629 Dien Bien Phu, An Khe Ward, Thanh Khe District, Da Nang City
Phone: 023 6655 6600 – Hotline: 0989 605 684
Website: http://vdd.vn/
Email: duc.vo@vdd.vn
———————————————–
CHIA TÀI SẢN TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN – NÊN HAY KHÔNG?

Vào năm 2017, tổng số bản án, quyết định liên quan đến hôn nhân, gia đình được công khai trên trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án là 22.146. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên đến 89.456 bản án, quyết định vào năm 2018. Chỉ trong vòng 01 năm, tỷ lệ các bản án, quyết đinh tăng đến 403,9% – một tỷ lệ đáng báo động. Và một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất liên quan đến các tranh chấp về hôn nhân gia đình là việc phân chia tài sản chung của vợ chồng.

Để giảm tải các tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề trên khi vợ chồng ly hôn, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có quy định cụ thể về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết và áp dụng quy định này trong thực tiễn vẫn còn rất ít. Vậy, một câu hỏi được đặt ra là: “Có nên thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ và chồng.”

Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Ưu điểm:

(*) Việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân không làm ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân pháp lý của vợ chồng;

(*) Tài sản được thống nhất và phân chia rõ ràng theo ý chí và nguyện vọng của vợ chồng;

(*) Vợ chồng được tự do quyết định đối với phần tài sản của mình trong đầu tư, kinh doanh cũng như những công việc khác;

(*) Bảo về quyền lợi của một bên trong trường hợp bên kia có hành vi phá tán tài sản;

(*) Giảm tải các công việc cho Tòa án, đồng thời là một trong những căn cứ để Tòa án có thể xem xét trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan (nếu có).

Nhược điểm:

Tư tưởng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chắc chắn sẽ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, phần nào sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của các cặp vợ chồng. Nguyên nhân chính có lẽ bắt nguồn từ nền văn hóa và hệ tư tưởng lối mòn cũng như những quy tắc lễ nghĩa ăn sâu vào tiềm thức của đại đa số người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, quy định này có thể được xem là một bước tiến của xã hội trong thời đại ngày nay, là một xu thế tất yếu khi mà xã hội ngày càng phát triển, tư tưởng dần thay đổi và mọi thứ xảy ra đều không lường trước được. Vì vậy, hiểu và vận dụng được quy định này trong đời sống là một điều vô cùng cần thiết.
———————————————–
Để theo dõi và biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: VDD LAWYERS – 629 Điện Biên Phủ, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 023 6655 6600 – Hotline: 0989 605 684
Website: http://vdd.vn/
Email: duc.vo@vdd.vn