Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Chú tôi làm lái xe cho một công ty tư nhân nhưng không có hợp đồng lao động và không được đóng bảo hiểm xã hội, trong quá trình lái xe cho công ty thì chú tôi bị tai nạn là đi qua đường tàu không chú ý và tàu hoả đâm vào xe của công ty và bị chết. thì liệu phía công ty có phải chịu trách nhiệm gì với thân nhân của chú tôi không ạ. Mong luật sư tư vấn giúp đỡ, trân trọng cám ơn luật sư.
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
2. Luật sư tư vấn:
Điều 15 và Điều 16 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về hợp đồng lao động như sau:
“Điều 15. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.
Từ những quy định trên, có thể hiểu hợp đồng lao động chính là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là bằng chứng chứng minh quan hệ lao động. Hình thức của hợp đồng lao động thông thường bằng văn bản trừ trường hợp công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thi không yêu cầu hợp đồng bằng văn bản mà có thể là hợp đồng bằng lời nói. Như vậy, mặc dù chú quý khách làm việc tại công ty không có hợp đồng lao động song trên thực tế lại có quan hệ lao động giữa chú quý khách và công ty nêu trên.
“Điều 142. Tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Theo quy nêu trên và theo những thông tin quý khách cung cấp thì tai nạn của chú quý khách được xác định là tai nạn lao động và công ty của chú quý khách phải có trách nhiệm đối với tai nạn lao động xảy ra với chú. Nhưng nếu công ty chứng minh được việc xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chú thì việc bồi thường cũng như các chế độ khác sẽ bị xem xét, cân nhấc cắt giảm.
About The Author: VDD Lawyers
More posts by VDD Lawyers