Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Bố tôi là một người thích đồ cổ, hay sưu tầm và bán những món đồ khi được giá. Vài ngày trước, có một thanh niên bán cho bố tôi một chiếc chuông với giá trên 10 triệu đồng, bố tôi có mua lại và sau đó cũng có một người đàn ông tới hỏi chuộc lại chiếc chuông nói đó là kỷ vật của dòng họ bị mất cắp nên xin mua lại bằng mọi giá, rồi bố tôi đồng ý bán chiếc chuông đó.
Nhưng ngay buổi chiều ngày hôm ấy, cơ quan chắc năng đã tới gia đình và bắt tạm giam bố tôi, bước đầu họ nói bố tôi tiêu thụ tài sản do người khác phạm pháp mà có. Vậy cho tôi hỏi, bố tôi sẽ phải chịu bao nhiêu năm tù về tội danh này. Xin cảm ơn!

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý
– Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC
– Bô Luật Hình sự 1999

2. Nội dung tư vấn
Căn cứ theo điều 1 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC
Điều 1. Giải thích từ ngữ quy định tại Điều 250, Điều 251 Bộ luật hình sự
1. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
3. Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.
Căn cứ theo điều 250 Bộ Luật Hình sự 1999
“Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Như vậy, khi bố bạn biết đó là đồ vật bị mất cắp mà không thông báo với cơ quan chức năng mà còn tiếp tục bán lại món đồ đó cho người khác nên sẽ bị xử phạt hành chính hoặc Truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tình tiết tăng nặng giảm nhé dựa trên tình hình thực tế.