Đối với trường hợp của bạn mặc dù bạn xin nghỉ phép và có đơn xin nghỉ phép nhưng bạn nghỉ ngay sau khi làm đơn xin thôi việc mà chưa nhận được sự đồng ý từ phía NSDLĐ ( công ty).

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc: tôi bắt đầu vào làm việc tại công ty cp ngày 12/03/2013 toi ký hợp đồng không thời hạn đến ngày 21/02/2017 tôi có xin nghỉ phép về quê 10 ngày đến ngày 04/03/2017 mới đi làm lại và được quản lý và giám đốc đồng ý. Vì lý do việc gia đình ở quê tôi không thể vào công ty làm được.
Tôi đã viết đơn xin thôi việc ngày 01/03/2017 gửi công ty. Vậy công ty có quyền giữ lương tháng 02/2017 và sổ bảo hiểm xã hội của tôi không ?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật lao động, thì NSDLĐ có trách nhiệm trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn cho NLĐ dựa trên nguyên tắc trả lương được cụ thể tại Điều 96 BLLĐ 2012 như sau:
“Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Đối với trường hợp của bạn mặc dù bạn xin nghỉ phép và có đơn xin nghỉ phép nhưng bạn nghỉ ngay sau khi làm đơn xin thôi việc mà chưa nhận được sự đồng ý từ phía NSDLĐ ( công ty). Vì vậy, việc này là chưa hợp lý, theo đó, trong trường hợp bạn muốn nghỉ, thôi việc theo quy định của BLLĐ 2012 thì bạn bắt buộc phải thông báo với NSDLĐ trước ít nhất là 45 ngày, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Vì vậy, có thể trong hợp đồng giữa bạn và công ty không có thỏa thuận này và bên phía công ty đã áp dụng đúng quy định của pháp luật, theo đó, bạn đã vi phạm về thời hạn báo trước đối với NSDLĐ, cụ thể tại khoản 3 Điều 37 BLLĐ 2012 quy định như sau: “3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Về việc công ty giữ lương vá ổ bảo hiểm của bạn là trái với quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính Phủ quy đinh xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thao hợp đồng, cụ thể:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao độngkhi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đốivới công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao độngvới người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếucủa hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốncủa Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồngvới vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồngvới vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồngvới vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân,văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biệnpháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với ngườilao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản củangười đại diện theo pháp luật của người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùythân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quyđịnh tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sảnđã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của ngườilao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngânhàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạmquy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
Về nghĩa vụ của bạn đối với công ty như sau:
“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn áp dụng theo đúng thỏa thuận được nêu trong hợp đồng và thống nhất các khoản thanh toán liên quan bên phía công ty phải có trách nhiệm so sánh, đối chiếu thời hạn ký hợp đồng và đóng bảo hiểm, chốt và trả lại sổ bảo hiểm cho bạn.