Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;
Thưa luật sư, xin hỏi: Ở cơ quan tôi có một đảng viên đã sinh đứa con thứ ba không đúng qui định của nhà nước (tháng 2 năm 2015), chi bộ đã họp xử lý hình thức kỷ luật khiển trách (vào thời điểm con của Cô ấy được 8 tháng tuổi); đến thời điểm con Cô ấy được 14 tháng tuổi thì người đứng đầu cơ quan tôi đã tổ chức Hội đồng kỷ luật để xử lý về mặt nhà nước, Hội đồng thống nhất kiểm điểm mà không có hình thức kỷ luật.
Tiếp theo sau vài tháng thì cơ quan quản lý cấp trên đã có công văn yêu cầu kiểm điểm người đứng đầu cơ quan tôi về việc “chậm báo cáo trường hợp viên chức vi phạm sinh con thứ ba” để cấp trên xử lý; cùng lúc đó một công văn khác yêu cầu kiểm điểm người đứng đầu cơ quan tôi về việc “chậm báo cáo kết quả xử lý đối với viên chức vi phạm sinh con thứ ba”. Với lý do trên, cơ quản quản lý cấp trên đã kéo dài thời gian thử thách đối với người đứng đầu cơ quan tôi, đến nay đã hơn 13 tháng vẫn cứ quyền xử lý thủ trưởng, không bổ nhiệm chức vụ Thủ trưởng. Tôi xin hỏi luật sư trả lời giúp là cách xử lý như thế có đúng không? Cảm ơn!
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
2. Luật sư tư vấn:
Điều 4 Nghị định 27/2012/NĐ-CP có quy định về các trường hợp xử lý kỉ luật đối với viên chức như sau:
Điều 4. Các trường hợp xử lý kỷ luật
Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;
2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, viên chức chỉ bị xử lý kỉ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ và những việc mà viên chức không được làm; vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng lao động; vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng ; thực hành tiết kiệm; chống lãng phí, bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội… Theo đó, đối với trường hợp của bạn, thủ trưởng bị xử lý kỷ luật với lý do và hình thức như trên là không có căn cứ và không phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp này, thủ trưởng của bạn có thể khiếu nại lên cơ quan đã ra quyết định xử lý kỉ luật để được giải
About The Author: VDD Lawyers
More posts by VDD Lawyers