Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 của Điều lệ;
Thưa luật sư, xin hỏi: Hai vợ chồng em tính mở một trường mầm non khoản 60-70 học sinh, ở 3 nhóm lớp 5 tuổi trở xuống, sau này nếu có điều kiện sẽ mở rộng thêm nhưng em có vướng mắc như sau:
Vợ em hiện đang là giáo viên mầm non, có bằng Đại học sư phạm, là viên chức của trường mầm non công lập tại địa phương. Như vậy có thể đứng ra mở trường mầm non được không khi vừa đi dạy ở trường, vừa quản lý mầm non tư thục. Em là nam giới, có bằng kỹ sư bách khoa nhưng em muốn thành lập trường mầm non thì có được không ạ, nếu được thì cần phải làm những gì ạ? Em cảm ơn.
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
– Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT về ban hành điều lệ trường mầm non
– Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục
– Quyết định 09/2015/QĐ-BGDĐT về sửa đổi điều lệ trường mầm non
2. Luật sư tư vấn:
Theo điều 2 Thông tư 13/2015/TT-BDGĐT Quy chế hoạt động trường mầm non tư thục thì: Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng
Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục như sau:
1. Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
2. Tiêu chuẩn:
a) Cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Phẩm chất, đạo đức tốt;
c) Sức khỏe tốt;
d) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp này, để mở lớp mầm non tư thục thì thì cá nhân người đứng tên thành lập lớp mầm non, nhóm trẻ phải có các điều kiện cơ bản như: là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt; có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định. Như vậy vợ bạn- đang là giáo viên mầm non thì có thể đứng tên mở trường mầm non tư thục do đã đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Nếu bạn muốn là người đứng tên mở trường thì cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
Việc vợ bạn đang là giáo viên mầm non hợp thì nếu vợ bạn vẫn công tác bình thường thì vợ bạn vẫn được đóng bảo hiểm tại cơ sở đang làm việc và hưởng lương do cơ sở đó chi trả. Nhà nước không chi trả lương cho việc vợ bạn mở lớp tư thục tại nhà vì nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Đối với việc bạn muốn mở lớp mầm non tư thục tại nhà hay lập nhóm trẻ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu để có thể thành lập như sau:
a) Điều kiện đăng ký hoạt động:
– Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 (bảy) trẻ;
– Người chăm sóc trẻ có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
– Cơ sở vật chất phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu như sau:
+ Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có diện tích tối thiểu là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát, đủ ánh sáng, sàn nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ, có cửa ngăn cách với các khu vực khác;
+ Có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ;
+ Có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ ăn, uống, ngủ, sinh hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; có đủ nước chín cho trẻ uống hàng ngày;
+ Có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ; có đủ nước sạch cho trẻ dùng.
– Có bản thỏa thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.
– Có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.
b) Cá nhân có văn bản đăng ký hoạt động nhóm trẻ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong văn bản nêu rõ các điều kiện theo quy định tại điểm a, khoản này và cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.
Cơ cấu tổ chức của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục được quy định như sau: Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có cơ cấu, tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của nhóm, lớp. Trẻ em trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được tổ chức theo quy định tại Điều 13 Điều lệ trường mầm non. Số trẻ em trong một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có không quá 50 (năm mươi) trẻ.
– Để nhà trường được phép hoạt động, bạn phải tiến hành hai thủ tục sau: Thứ nhất là làm thủ tục thành lập trường, thứ hai là đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.
-Thủ tục thành lập trường: Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT:
Hồ sơ thành lập:
– Tờ trình đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ của cơ quan chủ quản đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục, dân lập cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ;
– Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn.
Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn;
– Có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 5 (năm) năm;
– Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
Nơi nộp: Ủy ban nhân dân cấp huyện
-Thủ tục cấp phép hoạt động giáo dục: Khoản 6 Điều 1 Thông tư 44/2010/QĐ-BGDĐT
Hồ sơ đề nghị:
– Bản sao chứng thực Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;
– Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
– Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tài chính;
– Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;
– Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;
– Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
– Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 của Điều lệ;
– Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 5 (năm) năm;
– Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ được tuyển sinh.
– Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ.
About The Author: VDD Lawyers
More posts by VDD Lawyers