Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Trường hợp của tôi đã hỏi và được các luật sư tư vấn như link trên. Tôi đã thực hành các bước như sau:1. Ngày 30/07/2016 tôi đã viết đơn gởi email và chuyển phát nhanh yêu cầu chủ tịch HĐTV tổ chức cuộc họp HĐTV và tôi không được hồi âm. 2. Ngày 19/08/2016 tôi đã viết email và gửi chuyển phát nhanh đến chủ tịch HDTV thông báo họp HĐTV ngày 29/08/2016.
3. Ngày 29/08/2016 tôi tổ chức cuộc họp tại trụ sở chính của công ty và chủ tịch HĐTV vắng mặt.
Nay tôi có nhu cầu:
1. Thay đổi một số điều lệ của công ty (theo luật doanh nghiệp hiện hành và điều lệ công ty tôi hội đủ điều kiện để làm việc này)
2. Mong công ty báo giá giúp tôi thực hiện mục tiêu này. Tôi xin đính kèm các văn bản đã gởi. 1. Yêu cầu chủ tịch HDTV tổ chức cuộc họp. 2. Thông báo cuộc họp 3. Biên bản cuộc họp
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Doanh nghiệp năm 2014
2. Nội dung tư vấn:
Về vấn đề thay đổi một số điều trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp ?
Theo quy định tại điều 25, luật doanh nghiệp năm 2014 về điều lệ công ty được hiểu là:
1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
2. Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
3. Điều lệ được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Như thông tin bạn cung cấp thì công ty của bạn có loại hình trách nhiệm hữu hạn, bạn cần tiết hành họp hội đồng thành viên nhưng chủ tịch hội đồng thành viên cố tình không triệu tập họp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hạn của bạn. Bạn mong muốn thay đổi các điều cơ bản trong khoản 1, điều 25, luật doanh nghiệp năm 2014 như: Tên, địa chỉ, vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức… Tuy nhiện tại điểm C, khoản 3, điều 25 cũng quy định rõ khi điều lệ được sửa đổi, bổ sung phại có họ, tên và chữ ký của người sau đây “Người đại diện theo pháp luật đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần).
Câu hỏi của bạn không nói rõ là bạn tham gia với tư cách thành viên góp vốn hay là người đại diện theo pháp luật của Công ty nên chúng tôi đưa ra hai khả năng:
1. Nếu bạn là người đại diện theo pháp luật/Giám đốc công ty thì bạn có thể chủ động thay đổi điều lệ hoạt động (trừ các nội dung phải biểu quyết thông qua theo luật doanh nghiệp 2014)
2. Nếu Chủ tịch hội đồng thành viên của Công ty của bạn đồng thời là giám đốc/người đại diện theo pháp luật của Công ty của bạn thì bạn sẽ gặp bế tắc trong việc thay đổi các quy định trong điều lệ của doanh nghiệp của mình.
Trong trường hợp Bạn muốn thay đổi vốn điều lệ công ty trong điều lệ của doanh nghiệp thì căn cứ quy định tại Điều 68, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau:
” Điều 68. Thay đổi vốn điều lệ
1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật này. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
c) Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo”.
Việc thay đổi vốn điều lệ của công ty bạn có thể thực hiện theo quy định trên.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
About The Author: VDD Lawyers
More posts by VDD Lawyers