Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Tuần trước, tôi có đi làm về lúc buổi tối và trên đường về, tôi có gặp một đám đông đang đứng xem các thanh niên đang tổ chức đua xe. Vì tính tò mò và hiếu kỳ của mình, tôi đã đứng lại xem. Sau khi về nhà, tôi có kể lại sự việc cho gia đình nghe và mọi người có nói như vậy là có vi phạm pháp luật. Xin hỏi Luật sư, tôi có bị xử phạt theo quy định của pháp luật hay không? Cảm ơn.
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 1999
– Nghị đình 46/2016/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn:
Đua xe là một trong những hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho trật tự, an toàn công cộng, xâm phạm hoạt động bình thường của xã hội tại khu vực công cộng.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 34 Nghị định 46/2016/NĐ – CP:
“Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;”
Do thông tin bạn đưa ra chưa đầy đủ, ngoài việc đứng xem bạn có thực hiện việc gì khác không nên chưa thể xác định được bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, với mức độ vi phạm chưa nguy hiểm, chưa để lại hậu quả nghiêm trọng thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ở mức độ nghiêm trọng, thì bạn sẽ là đồng phạm với vai trò là người xúi dục và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của bạn do cơ quan điều tra tìm ra
“Điều 20. Đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
About The Author: VDD Lawyers
More posts by VDD Lawyers