Làm việc với khách hàng, thống nhất phương án làm việc, giải quyết các tranh chấp bất đồng.
1. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty về các vấn đề:
– Tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp);
– Tranh chấp về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần;
– Tranh chấp về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty;
– Tranh chấp về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty;
– Tranh chấp về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty;
– Tranh chấp về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
2. Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp về các vấn đề:
– Tranh chấp giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty;
– Tranh chấp về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty;
– Tranh chấp về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên;
– Tranh chấp về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty;
– Tranh chấp về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty;
– Tranh chấp về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
3. Nội dung dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty:
– Tiếp nhận thông tin về vụ việc, rà soát hệ thống văn bản nội bộ doanh nghiệp có liên quan đến vụ việc;
– Lên phương án tư vấn, phương án đại diện giải quyết các tranh chấp;
– Dự thảo hợp đồng dịch vụ và tiến hành ký kết;
– Làm việc với khách hàng, thống nhất phương án làm việc, giải quyết các tranh chấp bất đồng.
– Tiếp xúc với các bên liên quan để đàm phán, thuyết phục nhằm giải quyết các tranh chấp nội bộ.
– Tư vấn định hướng đàm phán, giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ;
– Cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty.
– Đại diện khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án.
– Đại diện khách hàng tham gia trong quá trình thi hành án để yêu cầu cơ quan Thi hành án thi hành bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
About The Author: VDD Lawyers
More posts by VDD Lawyers