Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Thưa luật sư! Em trai em năm nay sn 1993 vào làm công ty xây dựng đươc 1 thời gian ngắn. Nhưng có bảo hiểm tai nạn do công ty đóng. Hiện đang làm khâu lắp ráp sắt trong công trình. Vào 1 buổi trưa,đang làm ở công trình xây dựng, đang làm việc dưới tháp sắt. 1 xếp nam tên a sai em trai em trèo lên tháp sắt cao 7-8 mét để cột gốc sắt cố định vào dàn thép. Em trai em trèo lên và đứng cột. Ở phía dưới thì 1 xếp nam tên b kêu 1 lính tháo dây trụ đỡ sàn,vị trí sàn em trai em đang đứng để làm việc.

Hậu quả là em trai em bị rớt dàn xuống đất khi đang làm việc trên cao. 2 xếp có đứng ra chịu trách nhiệm và hứa là công ty sẽ lo tất cả chi phí tai nạn này. Em trai em té bị gãy xương đầu gối,không biết đứt dây chằng chân không,tại đợi chụp imray chân. Sau khi chuyển vào bệnh viện đa khoa long khánh thì bác sĩ bảo mổ chân không được vì không có thiết bị trợ tim,bác sĩ bảo em trai em bị bệnh tim. Nhưng từ bé giờ gia đình em không biết em trai em bị bệnh như vậy. Và chuyền típ xuống bệnh viện đa khoa khánh tâm. Thì bác sĩ bảo mổ không được phải môt tim xong,mới mổ chân được. Bây giờ gia đình em rất khó khăn. Không biết phải làm sao nữa. Lỡ công ty không lo,thì gia đình em biết tính sao. Trong khi mọi chiện đều diễn ra ở công ty và đều do 2 xếp nam gây ra. Và công ty có hứa lo tất cả cho em trai em. Vậy xin nhờ luật sư giúp dùm em. Nếu công ty không lo cho em trai em,thì em có thể khởi kiện không. Và công ty sẽ lo tất cả chi phí ca mổ tim và chân khong. Vì không mổ tim thì khong mổ chân đuoc.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:
Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Bộ luật lao động năm 2012
Bộ luật dân sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất:
Tai nạn lao động tức là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Đồng thời, chúng tôi xác định tai nạn lao động mà em trai bạn gặp phải không phải là tai nạn do lỗi của em trai bạn.
Trường hợp của em trai bạn bị gãy xương đầu gối do tai nạn lao động, thì sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp từ công ty và cơ quan bảo hiểm như sau:
* Về phía công ty:
Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể là:
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Và tại Điều 145 Bộ luật lao động 2012 quy định về quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
Do đó, trong trường hợp này, công ty phải trả ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho em trai bạn.
* Về phía cơ quan bảo hiểm:
– Theo Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là:
Điều 46. Trở cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
– Đồng thời, theo quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng như sau:
Điều 47. Trở cấp hàng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
=>> Như vậy, trường hợp của em trai bạn được công ty bồi thường. Do đó, nếu công ty không bồi thường thì em bạn có thể nhờ Công đoàn cơ sở, Hòa giải viên lao động hoặc Tòa án đứng ra bảo vệ, giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho em trai bạn.
Vấn đề số 2, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở trên. Chúng tôi nhận thấy rằng: lỗi của người sếp B mà bạn nói đến là lỗi cố ý, biết việc em trai bạn trèo lên giàn giáo cao nguy hiểm như vậy mà vẫn sai người tháo giàn giáo để mặc cho hậu quả xảy ra là em trai bạn có thể ngã từ trên cao xuống bị thương, thậm chí còn có thể tử vong. Người sếp B coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác. Nên người sếp B phải bồi thường thiệt hại là toàn bộ khám chữa bệnh cho em trai bạn theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.